Thiết kế đồ họa được đánh giá là một trong những ngành có triển vọng nghề nghiệp lớn nhất trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Cũng chính vì thế mà ngành Thiết kế đồ họa ngày càng được đưa vào nhiều hơn chương trình giảng dạy của các trường Cao đẳng, Đại học tại Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn cho những bạn trẻ yêu thích và có năng khiếu về lĩnh vực đồ họa. Cùng Tintuyensinh.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề Thiết kế đồ họa thông qua bài viết này.
Ngành Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa là ngành có sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ. Nó là một loại hình nghệ thuật ứng dụng.
Người làm trong ngành Thiết kế đồ họa thường được gọi là Graphic Designer sẽ dựa trên ý tưởng, kỹ năng sáng tạo của mình, thông qua các công cụ đồ hòa như AI, Photoshop, Indesign, Autocad… để sắp xếp câu chữ, chỉnh sửa hình ảnh, lựa chọn màu sắc và sáng tạo bố cục để sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể bắt mắt và thu hút nhất.
Mục đích cuối cùng của thiết kế đồ họa là tạo ra những tác phẩm có tính truyền thông cao, phục vụ mục đích kinh doanh hoặc tuyên truyền các hoạt động xã hội.
Ngành Thiết kế đồ họa – Ngành học cực hot hiện nay
Xem thêm: Review ngành Truyền thông đại chúng
Chương trình học ngành thiết kế đồ họa
Những kiến thức chuyên ngành mà các sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ khi theo học ngành Thiết kế đồ họa bao gồm:
- Đọc và hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành.
- Kiến thức chung về ảnh số, các hệ màu trên máy tính, các kỹ thuật biến đổi ảnh và các thao tác với ảnh số, quy trình phục chế ảnh, xử lý hậu kỳ.
- Xác định được các kiến thức cơ sở về đồ họa và đồ họa trên vi tính.
- Xác định được kiến thức cơ bản liên quan đến dịch vụ web và thiết kế giao diện WebSite, nhân vật game.
- Kiến thức về mỹ thuật 2D và 3D; Trình bày được các kiến thức liên quan đến tạo hình 2D, 3D
- Cách dựng sản phẩm đa phương tiện, tích hợp các dữ liệu thu thập, theo kịch bản; kỹ năng thu thập dữ liệu thực tế phục vụ cho việc dựng phim, biên tập âm thanh.
Với khối lượng kiến thức được trang bị, sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa tại các trường Cao đẳng, Đại học sẽ có khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí công việc liên quan tại các cơ quan, doanh nghiệp. Hiện nay, các hoạt động như Quảng cáo, Quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất, khai thác công nghệ đa phương tiện, thiết kế sản phẩm đều cần đến một Graphic Designer.
Thiết kế đồ họa được đào tạo tại nhiều trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước
Xem ngay: Ngành thiết kế đồ họa học trường nào tốt nhất hiện nay?
Tổ hợp xét tuyển ngành Thiết kế đồ họa
Tổ hợp môn xét tuyển cho ngành Thiết kế đồ họa tùy vào mỗi trường mà sẽ có sự khác nhau. Nhưng về cơ bản, ngành Thiết kế đồ họa chủ yếu được xét tuyển theo các tổ hợp môn dưới đây:
- H00: Văn, Hình họa, Trang trí
- H01: Toán, Văn, Trang trí
- V00: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật
- V01: Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật
Tố chất cần có khi làm trong ngành thiết kế đồ họa
- Khả năng sáng tạo: Tính sáng tạo trong khuôn khổ được xem là yếu tố bắt buộc, được đặt lên hàng đầu trong nghề Graphic Designer. Bởi với lĩnh vực đồ họa, sự mới lạ luôn cần có. Tất nhiên là bạn cũng không được “đi quá xa”, theo chủ nghĩa cá nhân mà phải phù hợp với sự chỉ đạo của cấp trên.
- Sự yêu thích về màu sắc, hình ảnh: Ngành thiết kế đồ họa sẽ rất thích hợp với những bạn có niềm yêu thích, thậm chí là say mê với những tấm ảnh đẹp, những tấm banner quảng cáo đầy màu sắc.
- Chịu đựng được áp lực công việc: Công việc nào cũng có áp lực riêng của nó, nhưng với nghề thiết kế đồ họa, áp lực dường như tăng lên nhiều lần so với những công việc vốn được xem là “ngồi chơi xơi nước”. Bởi không phải lúc nào bạn cũng đầy ý tưởng trong đầu, khi ý tưởng bí mà deadline vẫn phải hoàn thành quả thật sẽ rất áp lực. Chính vì vậy, nếu bạn thích một công việc nhàn hạ thì sẽ không thích hợp làm Graphic Designer.
Áp lực của công việc Designer là không hề nhỏ
Xem ngay: Top 5 trường cao đẳng đào tạo marketing uy tín nhất cả nước
- Thích ứng được thời gian làm việc linh động: Nhân viên thiết kế đồ họa hầu như đều làm việc theo giờ hành chính, nhưng trên thực tế thì công việc này có thời gian khá linh động. Nếu có nhiều ý tưởng tốt, biết sắp xếp công việc thích hợp, bạn có thể làm ít hơn 8 tiếng mỗi ngày. Ngược lại, những lúc chưa có ý tưởng nhưng vẫn phải “nộp bài” để kịp tiến độ thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, áp lực hơn, phải thức khuya dậy sớm để hoàn thành công việc một cách chỉnh chu nhất.
- Tính ham học hỏi luôn cần thiết: Sự ham học hỏi luôn cần thiết dù bạn học hỏi, làm việc trong bất cứ ngành nghề gì. Với ngành thiết kế đồ họa, đức tính ham học hỏi lại càng quan trọng khi tính chất ngành nghề này luôn phải cập nhật không ngừng các xu hướng thiết kế mới, hiện đại trên thế giới.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Thiết kế đồ họa
Ngành Thiết kế đồ họa ra làm gì? Theo đó, tốt nghiệp ngành học này, sinh viên ra trường có thể làm các công việc sau:
- Làm chuyên gia thiết kế tại các công ty truyền thông, quảng cáo, nhà xuất bản, tạp chí…
- Đảm nhận công việc thiết kế hoặc quản lý thiết kế tại các công ty trong và ngoài nước;
- Làm việc tại các công ty hoạt hình, dựng phim trong và ngoài nước.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB…
Bù lại, nghề Designer có mức lương rất hấp dẫn, và không lo thất nghiệp
Như vậy, trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin tổng hợp về ngành Thiết kế đồ họa, chắc chắn sẽ rất hữu ích trong việc tư vấn hướng nghiệp cho những bạn yêu thích và đang có mong muốn theo đuổi ngành nghề này. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi những tin tức hữu ích về giáo dục tại Tintuyensinh.com.vn.
- Đại học Y Dược Cần Thơ công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021
- Đam mê quảng bá văn hóa Việt của nữ du học sinh xuất sắc trên đất Mỹ
- 6 Trường Trung cấp nghề Hà Nội chất lượng đào tạo tốt nhất
- Bộ GD-ĐT đề xuất bổ sung gần 95.000 biên chế giáo viên
- Đại học Nguyễn Tất Thành công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021