Ngành truyền thông là một trong những lĩnh vực có bước phát triển chóng mặt trong những năm trở lại đây, xuất phát từ sức ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Internet, kéo theo nhu cầu cầu ngày càng cao trong việc trao đổi thông tin của con người. Ngành Truyền thông đại chúng đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc giúp truyền tải, thỏa mãn nhu cầu thông tin, đồng thời góp phần nâng cấp thương hiệu cho các doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề Truyền thông đại chúng thông qua bài viết này.
Tìm hiểu về ngành truyền thông đại chúng
Ngành Truyền thông đại chúng là gì?
Truyền thông đại chúng được hiểu là hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, phát thanh, truyền hình… hướng tới những nhóm công chúng lớn.
Học ngành Truyền thông đại chúng, sinh viên sẽ biết được phương pháp truyền đạt thông tin báo đến thông qua các phương tiện thông tin, từ đó giúp phục vụ tốt các mục tiêu đã đề ra. Báo chí, đài truyền hình, phát thanh, mạng Internet chính là những phương tiện truyền thông phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.
Ngành Truyền thông đại chúng thi khối nào?
Ngành Truyền thông đại chúng thường thi tuyển theo các khối ban dưới đây:
- D01, R22: Toán, Ngữ văn, Tiếng anh
- A16: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên
- C15: Toán, Ngữ văn, Khoa học xã hội
Ngoài ra, ngành Truyền thông đại chúng hệ Cao đẳng của một số trường tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ, không cần thi đầu vào.
Truyền thông đang là lĩnh vực rất phát triển tại Việt Nam và trên thế giới
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đại chúng
Những kiến thức mà sinh viên sẽ được tiếp cận, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu khi theo học ngành Truyền thông đại chúng, bao gồm: sự đa dạng của các phương tiện truyền thông, các khóa học về giao tiếp, kinh nghiệm thực tiễn; khả năng phân tích, đánh giá, thẩm định thông tin các chương trình, hoạt động, dịch vụ truyền thông…
Học chuyên ngành Truyền thông đại chúng, sinh viên sẽ được rèn giũa các kỹ năng về lập kế hoạch, nghiên cứu, hoạch định chiến lược, tự xây dựng kế hoạch truyền thông; các kỹ năng tổ chức triển khai, quản lý các hoạt động truyền thông và thực hiện kế hoạch, dịch vụ, sản phẩm truyền thông…
Bên cạnh đó, ngành học này còn trang bị cho học viên kỹ năng sáng tạo nội dung, sản xuất các dòng sản phẩm truyền thông đại chúng tại các doanh nghiệp truyền thông; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng truyền thông đại chúng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đặc biệt trong truyền thông văn hoá, nghệ thuật, thể thao, giải trí, biểu diễn…
Các trường đào tạo ngành Truyền thông đại chúng
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo đầu tiên tại Việt Nam tuyển sinh và đào tạo ngành Truyền thông đại chúng. Nhưng hiện tại, số lượng các trường có ngành Truyền thông đại chúng ngày một nhiều hơn. Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu dưới đây:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Học viện Ngoại giao.
- Đại học RMIT.
- Đại học Văn Lang.
- Đại học Hồng Bàng.
- Đại học HUTECH.
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội và TP. HCM)
- (…)
Kiến thức trong ngành Truyền thông đại chúng là rất sâu rộng
Ngành Truyền thông đại chúng ra làm gì?
Tốt nghiệp ngành Truyền thông đại chúng, sinh viên có khả năng đảm nhiệm tại các vị trí cũng như công việc cụ thể như dưới đây:
Các vị trí làm việc có thể đảm nhận
- Các doanh nghiệp truyền thông: có thể làm ở tất cả các bộ phận sáng tạo nội dung, nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm truyền thông, phát triển sản phẩm, dự án truyền thông. Người được đào tạo ngành Truyền thông đại chúng có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp trong ngành Truyền thông.
- Các cơ quan ứng dụng, cơ quan quản lý và tổ chức truyền thông, các tổ chức, doanh nghiệp là đối tác và khách hàng của doanh nghiệp truyền thông: nghiên cứu và phát triển, quản lý hình ảnh và thương hiệu, nhân viên quản lý các dự án truyền thông…
Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm
- Chuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông: copywriter, viết kịch bản truyền thông, chụp ảnh, quay phim, dựng phim, thiết kế các loại hình sản phẩm truyền thông đại chúng như: gói nhận diện thương hiệu, các sản phẩm truyền thông nội bộ và quảng bá, video, quảng bá phim và sản phẩm hàng hoá, văn hoá, nghệ thuật, thời trang…
- Chuyên viên phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đại chúng: nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các kênh truyền thông đại chúng, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh và phát triển các dự án bản quyền format sản phẩm truyền thông đại chúng, kinh doanh marketing, quản lý hình ảnh; quản trị thương hiệu, quản trị danh tiếng, quản trị khủng hoảng cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; phụ trách dự án hợp tác, liên kết truyền thông…
Cơ hội việc làm cho ngành Truyền thông đại chúng luôn rộng mở
Mức lương làm việc sau khi ra trường
Một người làm trong lĩnh vực Truyền thông đại chúng tại Việt Nam thường có mức lương trung bình theo thống kê là khoảng 400USD/tháng. Mức này có thể cao hơn tùy vào năng lực của bạn. Cụ thể:
- Mức lương đối với người chưa có kinh nghiệm, cần thời gian làm quen và đào tạo là 6 – 8 triệu/tháng.
- Đối với những người đã có kinh nghiệm lương trung bình từ 8 – 12 triệu.
- Những quản lý cấp cao hơn, thâm niên trong nghề sẽ được hưởng lương khoảng 15 – 20 triệu/tháng.
Làm truyền thông đại chúng cần có những tố chất gì?
Để thành công trong lĩnh vực Truyền thông đại chúng, đòi hỏi bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:
- Khả năng giao tiếp, đàm phán
- Có đầu óc tổ chức
- Sáng tạo trong công việc
- Khả năng thích nghi nhanh với môi trường làm việc khác nhau
- Có khả năng lập kế hoạch, điều phối các sản phẩm truyền thông
- Khả năng truyền đạt thông tin bằng lời nói, bài viết.
Trên đây Tintuyensinh.com.vn đã gửi đến bạn thông tin tổng quan về ngành Truyền thông đại chúng, đặc biệt hữu ích cho những ai đang quan tâm và muốn theo đuổi ngành học đang rất hot này. Tiếp tục truy cập thư mục Hướng nghiệp để xem các tin tức liên quan.