Sư phạm Mầm non và Sư phạm Tiểu học những năm gần đây trở nên giảm đi sức hút đáng kể so với sư phạm THCS, THPT hay các ngành nghề khác, mặc dù triển vọng ra trường của 2 ngành này vẫn rất lớn. Vậy nhiều phụ huynh và các em học sinh đang phân vân không biết có nên học Sư phạm mầm non không, và nên học ngành Sư phạm tiểu học hay Sư phạm mầm non. Cùng chúng tôi phân tích vấn đề này ngay dưới đây.
Ngành Sư phạm Mầm non
Giáo viên phạm Mầm non dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập
Chương trình học
Chương trình học ngành Sư phạm Mầm non sẽ trang bị cho sinh viên khối lượng kiến thức bao gồm: Kiên thức về tâm lý trẻ em, Giáo dục kỹ năng sống, Tổ chức hoạt động vui chơi, Phương pháp hoạt động thể chất, Vệ sinh – Dinh dưỡng, Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ,…
Cơ hội nghề nghiệp
Tốt nghiệp ngành Sư phạm Mầm non các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trên cả nước, sinh viên khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí, cơ quan sau:
- Làm việc tại các cơ sở Mầm non công lập hoặc dân lập.
- Làm việc tại các trung tâm giáo dục trẻ em được cấp phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Làm giáo viên trông trẻ tại nhà.
- Điều hành cơ sở giáo dục Mầm non tư thục được cấp phép hoạt động.
Tố chất cần có
Học và làm việc trong ngành Sư phạm Mầm non, người sinh viên và giáo viên cần có những tố chất sau đây:
- Lòng yêu thương trẻ: Lòng yêu nghề chính là động lực lớn nhất để mỗi người kiên trì với nghề nghiệp mà mình chọn lựa. Đối với cấp mầm non, giáo viên được xem như những “tấm gương”, là người định hướng nhân cách cho trẻ.
- Kiên nhẫn và có khả năng kiềm chế tốt.
- Biết kiên nhẫn và kiềm chế cũng là một yếu tố không thể thiếu của giáo viên mầm non.Nếu giáo viên thiếu kiên nhẫn sẽ khó có thể quan tâm, chia sẻ với trẻ những gì mà chúng thổ lộ.
- Có tinh thần trách nhiệm cao: Bạn cần tỉ mỉ và tinh tế để phát hiện ra nhu cầu của trẻ để có thể gần gũi với trẻ. Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc, giúp các bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tình cảm, tinh thần.
- Phải nắm bắt những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Xem ngay: Thí sinh trước khi chọn nghề học hãy xác định: Tôi là ai?
Ngành Sư phạm Tiểu học
Giáo viên Sư phạm Tiểu học giảng dạy trực tiếp trong hệ thống giáo dục bậc Tiểu học
Chương trình học
Học ngành Sư phạm Tiểu học, sinh viên sẽ được học các kiến thức về Tâm lý học đường, Phương pháp dạy học, Giáo dục học, Chương trình nâng cao về 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên – Xã hội, các kiến thức chung về Quản lý ngành, Môi trường, An ninh – quốc phòng, An toàn giao thông,…
Cơ hội nghề nghiệp
Cũng như Sư phạm Mầm non, cơ hội việc làm của ngành Sư phạm Tiểu học sau khi ra trường là rất lớn. Sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Làm giáo viên giảng dạy tại các trường Tiểu học trong hệ thống trường công lập hoặc các trường tư thục đào tạo liên cấp.
- Làm việc tại các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước.
- Nhận giảng dạy và ôn luyện tại nhà cho học sinh.
- Làm việc trong các cơ quan, tổ chức quản lý giáo dục từ địa phương đến Trung ương như: các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Xem thêm:
- Review ngành Điều dưỡng – “Trợ thủ đắc lực” của ngành Y
- 5 Yêu cầu của hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp cần có
Tố chất cần có
Để học tập và công tác tốt trong ngành Sư phạm Tiểu học, bạn cần có những kỹ năng và tố chất dưới đây:
- Năng lực đánh giá: Ở bậc tiểu học, học sinh phát triển về mọi mặt đều nhanh chóng song không có tính đồng đều. Giáo viên tiểu học cần nhận biết, phát hiện chính xác, đầy đủ và kịp thời sự phát triển của học sinh về tình cảm, kỹ năng, nhận thức cũng như nhu cầu giáo dục riêng biệt của từng em.
- Năng lực đáp ứng: Giáo viên tiểu học cần đưa ra được những biện pháp giáo dục và nội dung đúng đắn, kịp thời, đáp ứng đúng yêu cầu, mục tiêu giáo dục.
- Kỹ năng lập kế hoạch, triển khai chương trình dạy học
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Giáo viên tiểu học là cầu nối giữa phụ huynh và học sinh. Bên cạnh mối quan hệ với học sinh thì giáo viên tiểu học còn cần thiết lập mối quan hệ thuận lợi với các phụ huynh học sinh và đồng nghiệp.
Nên học ngành Sư phạm Tiểu học hay Sư phạm Mầm non?
Với những thông tin phân tích về ngành Sư phạm Tiểu học và Sư phạm Mầm non ở trên, có thể thấy, đây đều là 2 ngành học đang có nhu cầu tuyển sinh cao tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Đồng thời cơ hội việc làm của 2 ngành Sư phạm khi ra trường đều rất đang rộng mở, không quá “lép vế” với các ngành nghề khác như nhiều người nghĩ.
Nói riêng về mỗi ngành, khối lượng kiến thức, tố chất cần có và cơ hội nghề nghiệp đều có những ưu điểm riêng. Về cơ bản, không có sự phân biệt quá lớn. Vì vậy, việc nên học ngành Sư phạm Mầm Non hay Tiểu học, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn 1 trong 2 dựa vào sở thích, năng lực và tố chất của bản thân, sự tư vấn từ gia đình, thầy cô. Xét cho cùng, học ngành nào cũng đều có cơ hội việc làm lớn, đều hướng tới trở thành người giáo viên, người công tác trong ngành giáo dục – những công việc cao cả mà không ít người mơ ước.
Hy vọng thông tin Tintuyensinh.com.vn cung cấp trong bài viết này đã giúp các em học sinh, cũng như các bậc phụ huynh phần nào định hướng được cho việc lựa chọn giữa 2 ngành nghề Sư phạm Mầm Non và Sư phạm Tiểu học. Đừng quên tiếp tục theo dõi nhiều tin tức liên quan tại chuyên mục Hướng nghiệp của chúng tôi.